QUY ĐỊNH CHUNG VỀ VẬT PHẨM, HÀNG HÓA CẤM GỬI, HÀNG GỬI CÓ ĐIỀU KIỆN CỦA DỊCH VỤ EMS QUỐC TẾ

1. Quy định chung về các vật phẩm, hàng hóa cấm gửi

Một số vật phẩm, hàng hóa dù có hoặc không được liệt kê trong danh mục “Hàng cấm gửi” ở Phần 2 sau đây cũng sẽ không được chấp nhận vận chuyển qua dịch vụ EMS quốc tế. Các mặt hàng bao gồm:

  • Các chất ma tuý và chất kích thích thần kinh.
  • Vũ khí đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
  • Các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động; ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng, chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.
  • Vật hoặc chất dễ nổ, dễ cháy và các chất gây nguy hiểm hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
  • Các loại vật phẩm, hàng hoá mà Nhà nước cấm lưu thông, cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Sinh vật sống.
  • Vật phẩm, ấn phẩm, hàng hoá cấm nhập vào nước nhận (theo thông báo của Hiệp hội EMS).
  • Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài và các giấy tờ có giá trị như tiền.
  • Các loại kim khí quý (vàng, bạc, bạch kim...), các loại đá quý hay các sản phẩm khác được chế biến từ kim khí quý, đá quý.
  • Pin
  • Hài cốt
  • Các vật phẩm, hàng hóa mà tính chất hoặc cách gói bọc có thể gây nguy hiểm cho người nhân viên khai thác, vận chuyển, người dân hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
  • Bưu gửi chứa nhiều bưu gửi, gửi cho nhiều địa chỉ nhận khác nhau.

2. Quy định chung về vật phẩm, hàng hóa có điều kiện

  • Vật phẩm, hàng hóa trong bưu gửi phải thực hiện các quy định về xuất khẩu của Nhà nước và điều kiện nhập khẩu vào các nước nhận (căn cứ quy định về hàng hoá và vật phẩm cấm nhập và nhập có điều kiện vào các nước của Việt Nam, Bưu chính nước nhận và Hiệp hội Bưu chính thế giới)
  • Bưu gửi có vật phẩm, hàng hoá để kinh doanh phải có đầy đủ chứng từ theo quy định của pháp luật.
  • Vật phẩm, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc quản lý chuyên ngành phải thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền và theo thông báo của Hiệp hội Bưu chính thế giới.
  • Vật phẩm, hàng hoá gửi trong bưu gửi EMS vận chuyển qua đường hàng không phải tuân theo những quy định về an ninh hàng không.

3. Lưu ý chung

  • Tài liệu này chỉ mang tính chất tham khảo và cập nhật danh mục hàng cấm gửi, gửi có điều kiện của dịch vụ EMS Quốc tế đã được đăng tải trên website ems.com.vn trước đây (các quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của các quốc gia/ vùng lãnh thổ và quy định của hãng vận chuyển hàng không đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu có thể thay đổi theo từng thời điểm để phù hợp với tình hình thực tế).

Lưu ý: “Hàng hóa mang tính cá nhân” được nhắc đến tại Phần 2 sau đây được hiểu là hàng hành lý cá nhân có người gửi và người nhận là một chủ thể.

CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG

1. Thời hạn chấp nhận khiếu nại

  • Sáu (06) tháng kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố.
  • Một (01) tháng kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc bưu gửi bi suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến bưu gửi.

2. Điều kiện chấp nhận khiếu nại

  • Chỉ chấp nhận khiếu nại tại các Bưu cục có cung cấp dịch vụ EMS
  • Chỉ chấp nhận khiếu nại sau khi kết thúc chỉ tiêu thời gian toàn trình.

3. Chính sách bồi thường

3.1. Điều kiện bồi thường

  • a. Đối với bưu gửi có nội dung là tài liệu đặc biệt bị thất lạc, hư hại hoàn toàn:
  • Người gửi phải cung cấp các giấy tờ cần thiết, chứng minh chi phí làm lại giấy tờ (phiếu thu, hóa đơn,…)
  • Người gửi kê khai rõ nội dung bưu gửi trên phiếu gửi E1, trường hợp không kê khai nội dung, thực hiện bồi thường theo như bưu gửi có nội dung là tài liệu thông thường.
  • b. Bưu gửi của Khách hàng lớn có nội dung là hàng hóa bị thất lạc, hư hại hoàn toàn:
  • Người gửi phải cung cấp các giấy tờ chứng minh giá trị bưu gửi (hóa đơn, phiếu xuất kho, biên nhận..).
  • Người gửi phải kê khai chi tiết nội dung, giá trị bưu gửi ngay khi ký gửi, trường hợp người gửi không kê khai chi tiết, mức bồi thường sẽ căn cứ theo quy định.

3.2. Mức bồi thường đối với bưu gửi sử dụng dịch vụ EMS trong nước

3.2.1. Trường hợp bưu gửi sử dụng dịch vụ EMS bị mất, thất lạc hoàn toàn:

  • a. Bưu gửi sử dụng dịch vụ COD/khai giá:
  • Đối với bưu gửi khai giá: Bồi thường tối đa 100% giá trị khai giá nhưng không quá 100 triệu đồng/bưu gửi.
  • Đối với bưu gửi COD: Bồi thường tối đa 100% số tiền thu hộ nhưng không quá 30 triệu đồng/bưu gửi.

b. Bưu gửi không sử dụng dịch vụ COD/khai giá:

  • Bồi thường 04 lần cước (tối thiểu 200.000 đồng/bưu gửi).

3.2.3. Các trường hợp khác:

  • Trường hợp bưu gửi phát chậm so với thời gian toàn trình: Hoàn lại cước đã thu khi chấp nhận bưu gửi.
  • Trường hợp bưu gửi bị mất, hư hại một phần: Mức bồi thường tối đa cho mỗi bưu gửi như sau:
  • Số tiền bồi thường: (tỷ lệ % khối lượng bưu gửi bị mất, hư hại một phần) x (mức bồi thường tối đa trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hại hoàn toàn).
  • Trong đó:  Tỉ lệ % khối lượng bưu gửi bị mất, hư hại một phần được xác định căn cứ vào biên bản lập có xác nhận của người gửi hoặc người nhận.
  • Trường hợp bưu gửi bị chuyển hoàn sai do lỗi của Bưu điện:  Miễn cước chuyển hoàn và bồi thường cước đã thu khi chấp nhận bưu gửi.

3.3. Mức bồi thường đối với bưu gửi EMS Quốc tế:

  • Trường hợp bưu gửi phát chậm so với thời gian toàn trình: Hoàn lại cước đã thu khi chấp nhận bưu gửi.
  • Trường hợp bị mất, hư hại một phần:

Trọng lượng

Bưu gửi EMS là tài liệu

Bưu gửi EMS là hàng hóa

Mỗi 500gr hoặc phần lẻ được tính bằng 500gr

200.000VNĐ

200.000 VNĐ

Trường hợp bưu gửi bị mất, hư hại hoàn toàn: Hoàn lại cước đã thu khi chấp nhận cộng với số tiền bồi thường theo nấc trọng lượng thực tế gửi đi theo mức tối đa cho mỗi bưu gửi EMS như sau:

Trọng lượng

Bưu gửi EMS là tài liệu

Bưu gửi EMS là hàng hóa

Mỗi 500gr hoặc phần lẻ được tính bằng 500gr

200.000VNĐ

200.000 VNĐ

Tối thiểu cho mỗi bưu gửi

1.000.000 VNĐ

1.000.000 VNĐ

  Tối đa cho mỗi bưu gửi

-

4.300.000 VNĐ

4. Những trường hợp không thuộc trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

  • Trường hợp bất khả kháng hoặc những tình huống bất ngờ vượt quá khả năng khắc phục của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
  • Bưu gửi EMS bị hư hỏng do người gửi gói bọc không đảm bảo nội dung bên trong.
  • Bưu gửi EMS bị phát nhầm do lỗi của người gửi.
  • Bưu gửi EMS có vật phẩm, hàng hoá bị huỷ hoại do đặc tính tự nhiên.
  • Bưu gửi EMS có vật phẩm, hàng hoá vi phạm quy định về hàng cấm gửi, gửi có điều kiện của Nhà nước, bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tịch thu hoặc bị huỷ theo quy định của pháp luật.
  • Bưu gửi EMS gửi đi quốc tế bị thu giữ theo luật lệ của nước nhận.
  • Phần giá trị khai man/khai vượt quá giá trị thực tế của bưu gửi EMS khai giá.
  • Bưu gửi EMS khiếu nại quá thời hạn quy định dịch vụ chuyển phát nhanh EMS
  • Đối với bưu gửi EMS quốc tế có nội dung là vật phẩm, hàng hoá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không phải chịu trách nhiệm đối với việc khai Hải quan của người gửi hoặc người nhận và những quyết định xử lý của Hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
  • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không phải bồi thường những thiệt hại gián tiếp hoặc những nguồn lợi không thu được do việc phát chậm, mất, suy suyển, hư hỏng bưu gửi EMS gây nên.
GỌI NGAY: (028) 6288 6789 Để được tư vấn
Gọi hotline Gọi hotline Gửi SMS Gửi SMS Yêu cầu gọi lại Yêu cầu gọi lại Chát Zalo chat zalo Chát Facebook Facebook Messenger Chát trực tiếp Chát trực tiếp với chúng tôi Bản đồ Bản đồ